Cập nhật: 14:40, 8/10/2022
2673 lượt đọc

Văn học Thơ: “Gà con học chữ”

- Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ

- Hoạt động:                                      Văn học    

Thơ: “Gà học chữ”.

- Thời gian:  25-30   phút

I. Mục đích - yêu cầu:

1. Kiến thức.

- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thơ to, rõ ràng.

- Bài thơ nói về bạn gà Trống và bạn Gà mái học chữ O, Gà Trống thì viết chưa đẹp, còn gà mái thì viết O rất đẹp và được cô khen.

2. Kĩ năng.

 - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

 - Phát triển kĩ năng trả lời các câu hỏi của cô. Trẻ đọc thơ to, rõ rang.

3. Thái độ.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động

- Trẻ đến lớp ngoan ngoãn, vâng lời cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

II. Chuẩn bị.

- Tranh ảnh minh họa theo nội dung bài thơ, que chỉ

- NDTH: Âm nhạc

- TTHĐ: Trẻ ngồi theo đội hình chữ U

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

- Cho trẻ hát bài: “Cô và mẹ

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về ai?

- Các con ạ có một bài thơ nói về bạn Gà Trống và Bạn Gà mái đi học chữ đấy. Để biết bạn nào viết đẹp và được cô khen thì bây giờ cô mời các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “Gà học chữ” của nhà thơ Phan Trung Hiếu nhé.

2. Nội dung.

2.1. Đọc thơ diễn cảm:

- Cô đọc lần 1. (Đọc diễn cảm không tranh).

- Cô nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả

+ Bài thơ nói về điều gì?

-> Cô nói nội dung bài thơ: Nói về 2 bạn gà, đó là gà trống và gà mái đi học chữ. Nhưng gà trống thì viết chưa đẹp, còn gà mái viết rất đệp và được cô khen đấy.

- Cô đọc lần 2. (Kết hợp tranh minh hoạ).

2.2. Đàm thoại, trích dẫn, giảng giải.

- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?

- Ngày đầu đến lớp, cô dạy chữ gì ?

- Gà trống tỏ ra như thế nào?

* Trích dẫn: “Ngày đầu….

... ò ó o”

- Cô gà Mái thì thế nào?

* Trích dẫn: “Thương cô...

....rơm nằm”

- Đến môn tập viết thì Gà Trống viết thế nào?

* Trích dẫn: “Đến môn...

....hàng cao”

* Giảng giải: “xiêu vẹo” là viết không ngay ngắn, nét chữ không tròn, nghiêng sang trái, nghiêng sang phải.

- Còn gà mái tỏ ra làm sao?

* Trích dẫn: “Mái mơ...

....tròn vo”

* Giảng giải: “hớn hở” có nghĩa là vui mừng.

- Để có chữ đẹp mái mơ phải làm gì?

- Mái mơ viết O tròn như quả gì?

* Trích dẫn: “Mới hay...

....cũng thèm”

* Giáo dục trẻ: Các con ạ, Không ai tự nhiên mà viết đẹp cả, đó là cả một quá trình rèn luyện của mỗi người, vậy nên bây giờ, ngay từ khi còn bé các con cũng phải rèn cho mình đức tính cẩn thận, sự chăm chỉ, biết lắng nghe cô giảng bài. Các con nhé.

2.3. Dạy trẻ đọc thơ.

- Cả lớp đọc cùng cô 2 - 3 lần.

- Các tổ thi đua đọc (mỗi tổ đọc 1 lần).

- Nhóm đọc (2-3 nhóm).

- Cá nhân đọc (1-2 trẻ đọc).

- Cô chú ý động viên, khuyến khích trẻ đọc và sửa sai cho trẻ.

- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần.

3. Kết thúc:

- Cho trẻ cùng hát với cô bài: Ngày vui của em.

 

Trẻ hát

 

 

Trẻ trả lời

 

 

Trẻ chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

Trẻ lắng nghe

 

Trẻ trả lời

 

 

Trẻ chú ý lắng nghe

 

 

 

Trẻ trả lời

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

 

Trẻ chú ý nghe.

 

 

 

Trẻ trả lời

 

 

 

Trẻ trả lời.

 

 

 

 

Trẻ chú ý lắng nghe

 

 

 

Trẻ đọc thơ theo yêu cầu của cô.

 

 

 

Cả lớp đọc lại 1 lần.

 

 

Trẻ hát


Tác giả: Lương Thị Hải
Nguồn tin: Giáo án
Tin mới nhất
Đọc nhiều nhất
phần mềm tác nghiệp
Bản đồ vị trí
Liên kết website
Thống kê truy cập
Online: 53
Hôm nay: 72
Hôm qua: 68
Tháng này: 2,199
tháng trước: 2,045
Năm học 2023-2024 :
Bản quyền thuộc trường mầm non Tam hợp
Đ/c: xã Tam hợp - Bình xuyên - Vĩnh phúc